Từ nguyên của tên Claidheamh mòr Claidheamh mòr

Hình vẽ mô phỏng một thanh Claidheamh mòr hai tay cầm thời kỳ đầu.

Thuật ngữ Claidheamh mòr được dùng muộn nhất là khoảng đầu thế kỷ 18, lúc đó nó ám chỉ loại kiếm một tay cầm có cán rổ và có nghĩa tương đương với "kiếm lưỡi rộng". Vào từ khoảng thời gian muộn nhất là thế kỷ 18 trở đi, Claidheamh mòr cũng được dùng để chỉ các loại kiếm song thủ. Tuy nhiên, vấn đề là hiện nay chưa ai tìm ra từ tiếng Celt mang nghĩa "vũ khí cầm bằng hai tay"[2]; và có thể kiếm song thủ không được gọi là Claidheamh mòr vào thời kỳ đó, tuy nhiên hiện nay thì từ Claidheamh mòr được dùng cho cả hai loại kiếm song thủ và kiếm nhất thủ. Trong tiếng Gael, "kiếm song thủ" được gọi là claidheamh dà làimh; từ này đôi khi được dùng để ám chỉ các kiếm song thủ của Scotland nhằm phân biệt với các kiếm nhất thủ.[3]

Các tài liệu tham khảo liên quan đến các thuật ngữ trên cùng các thuật ngữ khác về kiếm lưỡi rộng của vùng Cao nguyên Scotland có thể được tìm thấy trong các nguồn sơ cấp viết bằng tiếng Gael, ví dụ như các bài hát và bài thơ vào thời đại trước; và các nguồn có độ xác thực cao như "Dwelly's Illustrated Gaelic to English Dictionary" (Gairm Publications, Glasgow, 1988, p. 202), một quyển sách được đánh giá là bản trích yếu của từ vựng tiếng Gael cổ ở Scotland, và một số bài báo cáo khoa học được xuất bản gần đây như "Culloden - The Swords and the Sorrows" (The National Trust for Scotland, Glasgow, 1996).

Một số từ ngữ miêu tả về loại vũ khí này bao gồm claidheamh cuil hay "kiếm một cạnh sắc", ám chỉ một loại kiếm mợt cạnh sắc với một cạnh phẳng (không phải là cạnh nằm trên sống kiếm); claidheamh crom hay "kiếm cong", tức kiếm lưỡi cong như thanh mã tấu hay đại đao; và claidheamh caol hay "kiếm hẹp", tức thanh trường kiếm lưỡi hẹp hay các loại kiếm nhỏ. Cần chú ý là từ "claidheamh beg" ("kiếm nhỏ") không được tìm thấy trong các bài văn thơ cổ hay các tài liệu uy tín khác, và có thể đó là một từ mới xuất hiện gần đây.

Một số tác giả cho rằng Claidheamh mòr một tay cầm là hậu duệ của thanh "Schiavona" mà các cận vệ của Tổng trấn Venezia, tuy nhiên trên thực tế, nó thuộc một loại kiếm đại diện cho một lớp kiếm lớn hơn, trong đó tất cả chúng có thể là hậu duệ của các phiên bản kiếm của người Giécmanh, phát triển tại nhiều quốc gia trong một khoảng thời gian chừng 2 thế kỷ. Chúng là những kiểu kiếm khác nhau dù có cùng những đặc điểm chung và có những ảnh hưởng tương giao giữa chúng; đặc biệt xét trường hợp người Scotland là những lính đánh thuê nổi tiếng thời đó và đương nhiên họ được đi đây đi đó khắp nơi theo bước đường chinh chiến của mình.

Ewart Oakeshott, một học giả nổi tiếng về vũ khí châu Âu, liệt kê "năm kiểu khác nhau của kiếm với những đường hướng phát triển khác nhau trong thế kỷ thứ 17" Tác phẩm của ông bao gồm cả "Sinclair-hilt" của Scotland; và lớp kiếm "Anh quốc" cán hình rổ bao gồm cái gọi là "Kiếm Mortuary" và thanh Claidheamh mòr, cộng thêm các biến thể. Trong xác tàu Mary Rose có một cán kiếm hình rổ có niên đại trong khoảng thời gian nó bị chìm, năm 1545, và đây là thanh kiếm cán rổ có niên đại sớm nhất hiện nay.